top of page

Những cách nước Úc có thể áp dụng để tái khôi phục lại ngành sản xuất

Ngành sản xuất của Úc là khu vực kinh tế sử dụng gần 1 triệu lao động khắp cả nước. Và cũng như mọi quốc gia khác, nền kinh tế Úc nói chung và ngành sản xuất của quốc gia này nói riêng cũng phải đối mặt với những khó khăn và biến động đến từ đại dịch Covid-19. Bài viết này do Kim Dang Consulting biên dịch từ Tổ chức TXM (Úc) để chia sẻ những giải pháp mà nước Úc có thể áp dụng để tái kiến thiết ngành sản xuất của quốc gia này.



Theo đó, chúng ta có thể xem xét và tiếp nhận những giải pháp sau của họ - để có thể cùng nhau khôi phục và vươn lên mạnh mẽ sau thời đại khủng hoảng Covid-19 :

1/ Tránh những sai lầm trong quá khứ :

Cơ sở sản xuất hiện đại của Úc được thành lập sau Thế chiến II để cung cấp việc làm cho dân số ngày càng tăng ở các thành phố lớn. Cách tiếp cận là thuế quan được đặt ở mức gần như đảm bảo rằng các nhà sản xuất phải xây dựng các nhà máy ở Úc nếu họ muốn cạnh tranh. Kết quả của chính sách này là "các nhà máy quy mô nhỏ không có khả năng cạnh tranh" chỉ nhắm vào thị trường nội địa của Úc ( tức không có khả năng mở rộng cạnh tranh ra khu vực và toàn cầu ). Các mối quan hệ lao động không linh hoạt và hành vi trục lợi của các công ty và công đoàn đã dẫn đến mức lợi nhuận tuyệt vời, nhưng lại có năng suất kém. Cũng có rất ít động lực để cho các công ty quyết định đầu tư thêm và cải tiến các nhà máy của họ. Kết quả là : khi Chính phủ của Thủ tướng Bob Hawke ( cầm quyền 1983-1991 ) dỡ bỏ các "hàng rào thuế quan" , nhiều nhà sản xuất của Úc đã không có đủ khả năng để cạnh tranh - khi thị trường tự do toàn cầu được mở cửa để các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào kinh doanh tại Úc một cách dễ dàng hơn.

Vì thế, cố gắng tái kiến thiết lại ngành sản xuất của Úc bằng cách "dựng lại những hàng rào thuế quan", hoặc bằng các "hình thức bảo hộ khác" sẽ không phải là câu trả lời cho quốc gia này.

Tuy nhiên, sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất của Úc không chỉ vì lí do thuế quan thấp hơn, mà còn nằm ở nguyên nhân : "lao động giá rẻ của Trung Quốc" và "sự tồi tệ của các công đoàn ở Úc". Thực tế, còn có nhiều lý do khác dẫn đến việc các công ty Úc phải "tán gia bại sản", đó có thể là : - Sự sụp đổ của chuỗi cung ứng từ thượng nguồn đến hạ nguồn ( Quy mô nhà cung cấp từ lớn đến nhỏ ). Thường khi các nhà cung cấp hoặc khách hàng lớn của họ phải đóng cửa, các công ty khác trong chuỗi cung ứng cũng không thể duy trì hoạt động của họ, ngay cả khi bản thân họ có khả năng để cạnh tranh trên thị trường. - Những công ty của Úc không tái đầu tư. Nhiều nhà máy ở Úc đặc biệt là ở các công ty lớn và lâu đời, có thiết bị mang tuổi đời hàng chục năm. Cuối cùng, chi phí sẽ thấp hơn nếu "đóng cửa nhà máy" so với việc nâng cấp nó. - Đồng đôla Úc và tiền lương tăng đột biến do sự bùng nổ khai thác mỏ. - Sự kém cỏi của những doanh nghiệp Úc. Những "ông trùm" ngành tài chính trong giai đoạn 1980-1990 đứng đằng sau "các vụ mua bán bằng đòn bẩy" - có rất nhiều câu hỏi mà họ phải trả lời. Bởi vì họ đã tiêu diệt nhiều nhà sản xuất tốt của Úc bằng cách cắt giảm quá nhiều chi phí, và đổ các gánh nặng nợ nần lên các doanh nghiệp này. - Tâm lý "văn phòng chi nhánh". Tại sao phải tiếp tục duy trì hoạt động một nhà máy ở Úc khi bạn có thể chuyển trách nhiệm "sản xuất nhiều hơn" cho các nhà máy khác của mình tại Bangkok, Atlanta, Hamburg hoặc Gothenburg ? Khi giá trị của đôla Úc bị suy giảm, hầu hết các công ty sẽ bảo vệ thị trường nội địa, hoạt động tại quốc gia sở tại của họ trước tiên và hy sinh các “văn phòng chi nhánh” ở Úc. - "Sản phẩm chết". Chính phủ của Úc đầu tư 50 triệu đôla vào nhà máy của hãng Kodak ở Coburg ( một thị trấn nhỏ ở Đức ), và sau đó ngành nhiếp ảnh kỹ thuật số cũng "đi theo nó" ( theo chân của tiền lệ này để chuyển nơi sản xuất ra khỏi nước Úc ) . Tương tự như vậy, sự ra đời của mẫu xe SUV là lí do đã thực sự giết chết ngành công nghiệp xe hơi của Úc - hơn là sự thiếu hỗ trợ của chính phủ. Bạn không thể dừng vòng đời của sản phẩm, nhưng chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng các sản phẩm mới được phát triển ở Úc - sẽ được sản xuất ở Úc. Do đó, chúng ta cần xem xét tất cả các yếu tố này khi chúng ta xây dựng lại ngành sản xuất. Tất cả không chỉ xoay quanh vấn đề "chi phí lao động".


2/ Xây dựng một khu vực sản xuất có khả năng cạnh tranh - có nghĩa là phải có khả năng cạnh tranh toàn cầu :

Trái ngược với quan điểm được quảng bá trên các phương tiện truyền thông, Úc đã có nhiều yếu tố cần thiết để xây dựng một khu vực sản xuất tiên tiến có tính cạnh tranh. Nước Úc có một lực lượng lao động tương đối trẻ, có trình độ học vấn cao với các kỹ sư và nhà khoa học xuất sắc, có văn hóa chấp nhận đổi mới, có các thành phố lớn hiện đại với cơ sở hạ tầng tuyệt vời, có nguồn nguyên vật liệu dồi dào và các cơ sở nghiên cứu mạnh mẽ. Tuy nhiên, nước Úc có hai bất lợi lớn : vị trí địa lý ở Nam Thái Bình Dương, và thực tế là có thị trường nội địa tương đối nhỏ ( dân số khoảng 25,5 triệu người theo thống kê năm 2020 ).

Do đó, nếu lấy ví dụ ở ngành sản xuất thiết bị y tế : cách duy nhất để nước Úc có thể xây dựng một ngành sản xuất thiết bị y tế bền vững, chẳng hạn để sản xuất máy thở (ventilator) - là áp dụng các kỹ năng và sự sáng tạo của mình để thiết kế và chế tạo máy thở tốt nhất trên thế giới, rồi xuất khẩu chúng ra thị trường toàn cầu.

Điều này không phải là phi lí hay phóng đại. Các công ty hàng đầu thế giới về "thiết bị trợ thính sinh học" hay các "thiết bị phòng tránh việc ngưng thở khi ngủ" ( sleep apnoea equipment ) được đặt ở các vùng ngoại ô Tây Bắc Sydney, và công ty hàng đầu thế giới về "máy mài kim loại có độ chính xác cao" đặt trụ sở tại vùng ngoại ô phía Đông Melbourne. Trong mỗi trường hợp, các công ty này đều dẫn đầu toàn cầu dựa trên tiềm lực công nghệ của họ. Điều này cho phép họ đạt được quy mô lớn trong sản xuất, và R&D bằng cách xuất khẩu phần lớn sản phẩm của họ. Thật không may, có quá ít công ty Úc đã thực hiện giải pháp này trên quy mô toàn cầu, và nước Úc cần tìm cách hỗ trợ nhiều hơn để các công ty làm được điều đó.


3/ Các vấn đề về quyền sở hữu :

Úc tự hào về việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài, và là một quốc gia nhập khẩu ròng các dòng vốn đầu tư ( dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Úc nhiều hơn nước Úc đầu tư ra nước ngoài ). Tuy nhiên, các quyết định chặn đầu tư nước ngoài được công bố rộng rãi, đã bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, tài nguyên quan trọng và đất canh tác của Úc khỏi sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, mối quan tâm tương tự đã không được thể hiện đối với "Quyền sở hữu trí tuệ của Úc". Kết quả là : một tiền lệ và khuôn mẫu đã được thiết lập. Các nhà sản xuất đổi mới của Úc phát triển một sản phẩm mới, thương mại hóa nó và thâm nhập vào thị trường toàn cầu. Nhưng ngay tại thời điểm đó, một tập đoàn lớn toàn cầu khác chú ý đến công ty Úc đó, mua lại nó và đóng cửa cơ sở ở Úc, tích hợp cả sản xuất và bí quyết của Úc vào hoạt động ở nước ngoài của họ.

Một số trường hợp điển hình cho vấn đề này là : các phương tiện khai thác hầm lò do người dân ở Bang Tasmania (Úc) thiết kế, nay được sản xuất tại Thái Lan. Thiết bị phân tích hóa học do "Cơ Quan Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia của Úc (CSIRO)" phát triển, hiện được sản xuất tại Malaysia. Ngay cả công nghệ cơ bản để sản xuất tiền polymer của Úc hiện nay cũng thuộc sở hữu nước ngoài, với phần lớn cơ sở sản xuất nằm ở Canada và Anh. Điều này không nhất thiết phải xảy ra.


Khi Ford bán hãng xe hơi Volvo Cars (*) cho Công ty Geely của Trung Quốc vào năm 2010, Chính phủ Thụy Điển khẳng định rằng : trụ sở chính của công ty, việc nghiên cứu và phát triển, và một phần đáng kể sản xuất vẫn sẽ đặt ở Thụy Điển . Điều này vẫn xảy ra bất chấp việc "Volvo Cars" gần như phá sản vào thời điểm được bán lại cho Công ty Geely ( với mức định giá chỉ bằng 1/3 so với số tiền được Ford bỏ ra để thâu tóm vào năm 1999 ) . Do đó, việc "lưu giữ năng lực sản xuất và tài sản trí tuệ được phát triển bởi người Úc" cần phải được xem xét - trong quá trình đánh giá việc các công ty nước ngoài mua bất kỳ công ty công nghệ nào của Úc. (*) Chú thích : "Volvo Cars" do Ford Motor thâu tóm vào năm 1999 nhưng vẫn đặt trụ sở ở Thụy Điển. "Volvo Cars" ban đầu thuộc sở hữu của "Tập đoàn AB Volvo", nhưng đã tách hẳn khỏi công ty mẹ kể từ năm 1999 khi bán cho Ford. Tuy nhiên cả 2 đều tiếp tục chia sẻ chung một logo thương hiệu.


4/ Tầm quan trọng của việc “Nghiên cứu và phát triển” (R&D) :

Trong 20 năm qua tại Úc, các ưu đãi dành cho “Nghiên cứu và Phát triển” (R&D) đã dần bị cắt giảm. Mặc dù việc xóa bỏ thuế 150% đối với chi tiêu cho R&D có thể bị lạm dụng ở một số điều khoản, nhưng nó cũng khuyến khích rất nhiều hoạt động R&D tích cực của khu vực tư nhân. Nếu Úc muốn tạo vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực then chốt và các doanh nghiệp phải đầu tư vào việc đổi mới sáng tạo, thì cách đơn giản nhất để làm điều này là “thông qua một chương trình ưu đãi thuế hào phóng hơn, nhưng phải được quản lý cẩn thận hơn”.

Một vấn đề nữa là việc “không thể thương mại hóa các nghiên cứu mới ở Úc”. Một phần của vấn đề này đến từ xu hướng của các nhà nghiên cứu : trước hết là nhìn ra thị trường nước ngoài để tìm kiếm lĩnh vực nghiên cứu. Chúng ta sẽ xem xét trường hợp như sau : Úc hiện đang có một số trung tâm trên khắp đất nước nhận được tài trợ của chính phủ và các trường đại học, để tập trung vào “Công nghệ Nano”. Đây là một lĩnh vực thú vị, nhưng hầu như không có ứng dụng nào được thiết lập ở Úc, và không có công ty nào có khả năng tiếp nhận những công nghệ mới này. Xem nhanh qua các trang web của các “Trung tâm công nghệ Nano” này, cho thấy họ chủ yếu tập trung vào quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài - những người sẽ thương mại hóa công nghệ của họ bên ngoài nước Úc.


Thay vì nhìn ra nước ngoài để xem “có gì mới”, các nhà nghiên cứu và các cơ quan chính phủ nên dành thời gian để hiểu năng lực cốt lõi hiện có của Úc (những thứ người Úc đã giỏi) và xây dựng dựa trên những năng lực đó. Ví dụ, nước Úc đi đầu thế giới trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, nhưng phần lớn thiết bị trên các công trường khai thác của họ đến từ Đức, Nhật, Mỹ hoặc Thụy Điển. Nước Úc có chuyên môn về “vật liệu tổng hợp” (composite) hàng đầu thế giới, nhưng thiếu một số liên kết trong chuỗi cung ứng “vật liệu tổng hợp” để thực sự xây dựng nên một ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu. Ứng dụng lớn nhất của “vật liệu tổng hợp” như cánh tuabin gió : tất cả đều được nhập khẩu. Nước Úc có một số nghiên cứu y tế tốt nhất trên thế giới, và có năng lực tốt trong việc sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế, nhưng phần lớn nghiên cứu y tế của họ được thương mại hóa ở nước ngoài - bởi các công ty nước ngoài.

Cũng tương tự như các khuyến khích cho lĩnh vực R&D, cần phải có các khuyến khích cho việc thương mại hóa các thành tựu đổi mới ở Úc. Ví dụ : “các khoản tài trợ cho R&D trong tương lai” có thể được gắn với các số liệu về việc thương mại hóa thành công trong quá khứ. Các trường đại học và tổ chức nào chứng minh được rằng “những nghiên cứu của họ” đã từng được thương mại hóa thành công trong nước, có thể nhận được thêm kinh phí tài trợ - so với những trường chỉ bán hoặc giao nghiên cứu của mình cho các công ty nước ngoài. Ngược lại : chính phủ phải được quyền thu hồi chi phí tài trợ cho R&D cùng với những khoảng lãi suất đối với “các dự án R&D được đưa ra nước ngoài”.


5/ Khuyến khích các công ty tái trang bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 :

Một lý do chính khiến nhiều lĩnh vực sản xuất của Úc thất bại là do thiếu đầu tư vào công nghệ mới cho sản xuất. “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” hiện đang được thúc đẩy bởi “Hệ thống không gian mạng thực-ảo” (Cyber-physical systems) - những cỗ máy tương tác liền mạch với internet và phản hồi tự động với môi trường của chúng. Các nhà sản xuất cần có được những sự khuyến khích, chẳng hạn thông qua “Phương pháp khấu hao nhanh” (Accelerated depreciation method) để khuyến khích họ đầu tư vào việc “trang bị lại cho các nhà máy với công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất”. Những khuyến khích như vậy phải được nhắm mục tiêu cho các khoản đầu tư vào “tài sản sản xuất” - chứ không phải cho các hạng mục như “phương tiện đi lại” hay “thiết bị văn phòng” của công ty thường xảy ra hiện nay. Tương tự : việc tiếp cận với những nguồn tài chính cho các khoản đầu tư như vậy - cần được cung cấp để cho phép các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào công nghệ và phát triển.



6/ Chi tiêu mua sắm của chính phủ phải “có mục tiêu” :

Úc có xu hướng mua công nghệ từ nước ngoài thay vì “kiên nhẫn nuôi dưỡng năng lực bản địa, chấp nhận rằng sẽ có thất bại trong ngắn hạn và dành thời gian cho các nhà cung cấp địa phương phát triển”. Thật là một bi kịch khi một số công nghệ quang điện tốt nhất được phát triển ở Úc, nhưng giờ đây tất cả các tấm pin mặt trời cần phải được nhập khẩu. Cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện tại đã cung cấp một cơ hội để thay đổi cách tiếp cận này : Trong cơn khủng hoảng đại dịch, Chính phủ Úc ưu tiên các nhà cung cấp dược phẩm, vật tư y tế và thiết bị nội địa của Úc. Và bài học này cần mở rộng ra ngoài lĩnh vực y tế, sang các lĩnh vực khác trong “mục tiêu mua sắm của chính phủ”.


Điều này không có nghĩa là Chính phủ Úc nói riêng và các quốc gia khác nói chung phải trả nhiều tiền hơn. Ngược lại : chúng ta không nên khuyến khích việc bao cấp. Thay vào đó, Chính phủ của các quốc gia cần đặt ra các “mục tiêu thách thức về hiệu suất và khả năng cạnh tranh” để các nhà cung cấp đáp ứng, và sau đó kiên nhẫn hỗ trợ họ đạt được các mục tiêu đó. Có một tiền lệ cho điều này : Ngành công nghiệp xe hơi - dẫn đầu bởi Toyota, đã thực hiện một công việc xuất sắc trong việc “phát triển năng lực của các nhà cung cấp địa phương” ở hầu hết mọi thị trường mà Toyota đã làm việc. Điều này có thể được mở rộng và nâng cao sang các lĩnh vực khác như vật tư y tế và cơ sở hạ tầng.


7/ Phát triển sức mạnh của tầng lớp quản lý :

Khi nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung bình các doanh nghiệp của Úc không được quản lý tốt hơn hoặc kém hơn so với các doanh nghiệp ở Châu Âu, Trung Quốc hoặc Bắc Mỹ. Tuy nhiên : vẫn có chỗ để cải thiện. Sự tự mãn được hình thành trong những năm được bảo hộ thuộc thập niên 50, 60 và 70 vẫn còn tồn tại, và vẫn còn quá nhiều doanh nghiệp tự cảm thấy hài lòng khi cung cấp “chất lượng tầm thường” cùng với “dịch vụ xếp hạng hai” - với niềm tin rằng đơn đặt hàng sẽ luôn đến. Tác giả của bài viết này cho rằng : “Sản xuất là một ngành kinh doanh công nghệ, và vẫn còn nhiều nhà lãnh đạo của Úc trong các công ty sản xuất lớn và nhỏ thiếu trình độ công nghệ”. Khi tác giả quan sát kỹ hơn các công ty thành công của Châu Âu, ông thấy rằng hoạt động marketing xuất sắc thường là cốt lõi cho sự thành công của họ. Các doanh nghiệp này bị thu hút bởi khách hàng của họ, không phải bởi nhà máy của chính họ.


Rất nhiều trọng tâm về việc quản lý được đặt vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc, nhưng điều này không phổ biến đối với các doanh nghiệp lớn của Úc. Nhiều doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ lớn nhất của quốc gia này là các công ty độc quyền, hoặc các tổ chức đầu cơ. Các doanh nghiệp này đang tập trung vào việc giữ lại thị phần của họ hơn là đổi mới và thực sự cạnh tranh. Kết quả là : các nhà quản lý của họ thường là những người cắt giảm chi phí tốt, nhưng không phải là doanh nhân hoặc những nhà đổi mới. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp này hoạt động kém như vậy khi họ cố gắng cạnh tranh ở nước ngoài. Ở Úc, “hành động chống độc” quyền nhằm phá bỏ một số tổ chức độc quyền, và “mở cửa một số thị trường thượng nguồn này” để tăng tính cạnh tranh hơn - có thể mang lại lợi ích cho toàn bộ lĩnh vực sản xuất.


Kết luận : Một tương lai tích cực Cho đến khi đại dịch xảy ra, 3 năm vừa qua rất tốt cho ngành sản xuất của Úc. Bất chấp việc đóng cửa lắp ráp xe hơi, sản xuất vẫn là ngành đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng việc làm toàn thời gian của Úc trong năm 2018. Tất cả điều này đã bị đảo lộn bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, ở phía bên kia của thảm họa này lại đặt ra một thế giới đầy tiềm năng, nơi sản xuất một lần nữa được coi là ngành công nghiệp đang phát triển và thiết yếu đối với Úc. Cơ hội là ở đây - sẽ phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo trong ngành sản xuất và chính phủ để nắm bắt cơ hội đó. Thách thức đối với nước Úc - cũng như cả đối với Việt Nam chúng ta là việc phải học hỏi từ những bài học của quá khứ, đảm bảo rằng ngành công nghiệp sản xuất đủ tốt, có thể thực sự cạnh tranh và phát triển trên phạm vi toàn cầu.

Nguồn : https://txm.com/rebuilding-australian-manufacturing.../ Dịch bởi : Kim Đăng Consulting


Kim Đăng Consulting là đơn vị chuyên đào tạo Lean/Tư vấn Lean, đào tạo sản xuất và tối ưu hóa quy trình cho doanh nghiệp. Khách hàng & Đối tác của chúng tôi là những doanh nghiệp FDI toàn cầu như: Nike, Cocacola, Netsle, Walmart, Pouchen, Taekwang, Samho, Far Eastern Polytex, Jia Hsin … cùng với những tổ chức quốc tế như: IFC (Tập Đoàn Tài Chính Quốc Tế), ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế - Liên Hiệp Quốc), USAID (Mỹ), Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững IDH (Hà Lan), Tập đoàn Afnor Group (Pháp), …

Tham khảo chi tiết về các dịch vụ đào tạo của chúng tôi tại đây.


bottom of page