top of page

"Chuyển đổi Lean" và vai trò thúc đẩy sự thành công toàn cầu

Bằng cách nào việc chuyển đổi Lean trong toàn bộ hệ sinh thái doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự thành công toàn cầu ?



Toyota ngày nay là ví dụ điển hình mạnh mẽ nhất về việc chuyển đổi Lean để xây dựng một hệ thống kinh doanh hoàn chỉnh, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và duy trì sự thành công.

Vào năm 1990, các tác giả James Womack, Dan Jones và Dan Roos đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng của họ : "The Machine that Changed the World". Đây là cuốn sách nổi tiếng đầu tiên đã giới thiệu và thúc đẩy hệ thống sản xuất Lean trứ danh của Toyota - đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phát động phong trào chuyển đổi Lean trong cộng đồng doanh nghiệp.


Trong cuốn sách này, ông Jim Womack đã dự báo chính xác sự trỗi dậy của Toyota, và xác định các yếu tố quan trọng của một hệ thống sản xuất ứng dụng Lean hoàn chỉnh. Ông cũng nói về việc liệu Toyota có vượt qua General Motors và Ford để trở thành nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới hay không.

Cuối cùng, nó đã thành công, và tác động sau đó của "cuộc khủng hoảng" này (Ám chỉ sự soán ngôi của Mô hình Lean đối với Mô hình Mass Production) vẫn tiếp tục vang dội cho đến ngày hôm nay. Cuốn sách của ông nhấn mạnh mô hình chuyển đổi Lean mang tính cách mạng này - vẫn còn chưa muộn để áp dụng, và là thời điểm chín muồi để tiếp tục cải tiến nó tốt hơn nữa.


Nói về thành công của Toyota trước General Motors và Ford , nhiều nhà điều hành trong ngành và giới truyền thông đã vật lộn với các nỗ lực tìm ra nguyên nhân gốc rễ.

Thành công vượt bậc này không phải do nguyên nhân tiền tệ, trợ cấp từ Nhật Bản, hoặc giá năng lượng tăng vọt (mặc dù điều này vẫn có ảnh hưởng). Nguyên nhân sâu xa của việc này là sự đối đầu của hai hệ thống kinh doanh - và hệ thống tốt hơn đang giành chiến thắng.


Một "doanh nghiệp Lean" bao gồm 4 yếu tố :

- Quy trình phát triển sản phẩm (1)

- Quy trình quản lý nhà cung cấp (2)

- Quy trình quản lý khách hàng (3)

- Quy trình quản lý doanh nghiệp tổng thể (4)

Và mỗi quy trình này đều ưu việt hơn so với các quy trình được sử dụng cho các nhiệm vụ tương tự của mô hình Mass Production.



Chúng ta cùng xem xét từng yếu tố một, để có cái nhìn tổng thể hơn vì sao việc chuyển đổi Lean mang lại những giá trị lớn cho doanh nghiệp :


(1) "Quy trình phát triển sản phẩm" dựa theo nguyên lý Lean : như được sử dụng tại Toyota, chuyển đổi Lean cho phép công ty sản xuất nhanh hơn, thời gian phát triển sản phẩm ngắn hơn với ít lỗi hơn, trong khi đầu tư ít vốn hơn và khiến khách hàng hài lòng hơn. Các công cụ chính bao gồm kỹ thuật cốt lõi, thiết kế dựa trên sự đồng thời và đồng nhất. Không phải ngẫu nhiên mà Toyota có thể lắng nghe khách hàng đầu tiên để cho ra mắt mẫu xe hybrid của họ : Toyota Prius - mẫu xe lai kết hợp động cơ đốt trong và động cơ điện, với nhiều công nghệ tiên tiến hơn bất kỳ mẫu xe nào khác được ra mắt cùng thời điểm. Prius đã được phát triển rất nhanh và gần đây đã được Consumer Reports đánh giá là "phi thường", là phương tiện đáng tin cậy nhất được bán ở Mỹ. Đây là những kết quả có thể dự đoán được của quá trình chuyển đổi Lean của Toyota.


(2) "Quy trình quản lý nhà cung cấp" dựa theo nguyên lý Lean : giúp chọn ra một số ít các nhà cung cấp có năng lực cao nhất. Các nhà cung cấp làm việc để đạt được các mục tiêu khắt khe của khách hàng liên quan đến : chi phí, chất lượng, thời gian giao hàng, công nghệ mới và đạt được các mục tiêu này bằng cách cùng kiểm tra quá trình phát triển và sản xuất mà họ chia sẻ với khách hàng .


(3) "Quy trình quản lý khách hàng" dựa theo nguyên lý Lean : Hệ thống quản lý khách hàng tinh gọn xây dựng tệp khách hàng suốt đời, đồng thời giảm chi phí phân phối bằng cách xem xét lại yếu tố "trải nghiệm của khách hàng", và cân nhắc sự quan trọng trong yếu tố "nhu cầu của doanh nghiệp". Trên thực tế, mặc dù Toyota đã triển khai những phương pháp này một cách xuất sắc ở Nhật Bản, nhưng cho đến nay họ vẫn vấp phải trở ngại trong việc áp dụng chúng tại thị trường Mỹ. Hệ thống giao dịch của Lexus đã tạo ra mức độ hài lòng của khách hàng rất cao, nhưng đi kèm với chi phí đáng kể.

"Trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng" là một yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp xuất sắc nào cũng cần phải đạt được - tuy nhiên chúng ta không được xem nhẹ yếu tố chi phí và nhu cầu của bản thân doanh nghiệp trong vấn đề này. Vì vậy : "Đạt được sự hài lòng cao với chi phí thấp" là chủ đề chính trong cuốn sách "Lean Solutions" của tác giả Dan Jones và James Womack - mà đã cung cấp những cơ hội tuyệt vời cho General Motors và Ford để vượt lên trước Toyota trong quy trình quản lý khách hàng này.


(4) "Quy trình quản lý doanh nghiệp tổng thể" dựa theo nguyên lý Lean : một hệ thống quản lý tinh gọn liên quan đến các nhà quản lý ở mọi cấp độ tại doanh nghiệp, đặt ra các vấn đề chính cần được giải quyết và yêu cầu các nhóm mà họ lãnh đạo phải tìm hiểu giải pháp và đưa ra câu trả lời. Việc đặt câu hỏi chính xác - thay vì đưa ra câu trả lời chính xác : có lẽ là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa tư duy Lean và sản xuất hàng loạt truyền thống.


Kết hợp 4 yếu tố này lại với nhau : không có gì đáng ngạc nhiên khi mô hình ứng dụng Lean đang giúp Toyota ngày càng thăng tiến, trong khi mô hình Mass Production truyền thống của General Motors và Ford đang dần rút lui.

Kim Đăng Consulting là đơn vị chuyên đào tạo Lean/Tư vấn Lean, đào tạo sản xuất và tối ưu hóa quy trình cho doanh nghiệp. Khách hàng & Đối tác của chúng tôi là những doanh nghiệp FDI toàn cầu như: Nike, Cocacola, Netsle, Walmart, Pouchen, Taekwang, Samho, Far Eastern Polytex, Jia Hsin … cùng với những tổ chức quốc tế như: IFC (Tập Đoàn Tài Chính Quốc Tế), ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế - Liên Hiệp Quốc), USAID (Mỹ), Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững IDH (Hà Lan), Tập đoàn Afnor Group (Pháp), …

Tham khảo chi tiết về các dịch vụ đào tạo của chúng tôi tại đây.



bottom of page