top of page

10 nguyên tắc thiết kế mặt bằng sản xuất theo nguyên lý tinh gọn

Việc ứng dụng 10 nguyên tắc dựa theo nguyên lý tinh gọn dưới đây trong việc triển khai thiết kế một mặt bằng mới có thể giúp giảm chi phí, rút ngắn thời gian thực hiện công việc và tối ưu diện tích sàn được sử dụng. Ngoài ra, khi so sánh cách bố trí mặt bằng hiện tại của bạn với những nguyên tắc này có thể giúp tìm ra được những cơ hội tốt để cải tiến mặt bằng hiện tại.



Dưới đây là 10 nguyên tắc quan trọng về thiết kế mặt bằng tinh gọn, và 10 câu hỏi đơn giản mà bạn có thể đặt ra để nhận định : liệu mặt bằng của bạn có tuân theo các quy tắc này hay không ?


1. Nhà máy vận hành với nguyên tắc “Dòng chảy từng sản phẩm” (one-piece flow). Đây là một hệ thống sản xuất mà chuỗi một sản phẩm hay các lô gia công có số lượng nhỏ có thể được xử lý mà không tốn thời gian chờ đợi giữa các công đoạn sản xuất. Nghĩ đến việc "xử lý từng đơn vị một" có thể khiến cho nhà máy "rùng mình" - đặc biệt nếu nhà máy được thiết lập và quen với sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, khi được kết hợp đúng cách vào quy trình sản xuất cùng với sự hỗ trợ của công nghệ phù hợp, thì sản xuất theo nguyên tắc "Dòng chảy từng sản phẩm" có thể nhanh chóng mang lại những lợi ích đáng kể.

Câu hỏi có thể đặt ra : Mức độ thường xuyên các công việc có thể thực hiện liên tục "từ một quy trình đến quy trình tiếp theo" tại một thời điểm ? Có tồn tại các hàng tồn kho đệm giữa các quy trình ?

2. Không có sự đảo ngược quy trình.

Câu hỏi có thể đặt ra : Liệu các quy trình chính của bạn có tự đảo ngược trở lại hiện trạng cũ không ?

3. Có những hệ thống và địa điểm làm việc tiêu chuẩn để ngăn chặn thiếu hụt các chi tiết của sản phẩm.

Câu hỏi có thể đặt ra : Làm sao để bạn ngăn chặn tình trạng thiếu các chi tiết của sản phẩm trong quá trình sản xuất ?

4. Không có thùng chứa rác trong khu vực sản xuất vì các nguyên vật liệu đóng gói và rác không được chuyển đến khu vực sản xuất.

Câu hỏi có thể đặt ra : Làm sao để bạn xử lý các vật liệu đóng gói được cung cấp cùng với các nguyên liệu thô của bạn ?

5. Nhà máy định hình được đường chuyển động như máy điều chỉnh nhịp đập cho toàn bộ quá trình.

Câu hỏi có thể đặt ra : Nhà máy của bạn có một hệ thống dây chuyền sản xuất được quy định dựa theo nhịp độ sản xuất (thứ tự sản xuất phù hợp) không ?

6. Sơ đồ chuỗi giá trị (Value stream map) nên tồn tại cho các dòng sản phẩm chính, bao gồm dòng thông tin và nguyên vật liệu, và đảm bảo chuỗi giá trị tương lai đang trong quá trình thực hiện.

Câu hỏi có thể đặt ra : Làm thế nào để bạn phân tích dòng chảy nguyên vật liệu và thông tin trong quy trình của bạn ?

7. Không có những hố và dàn/bệ/bục (những nơi có độ cao sàn cao hơn so với khu vực sản xuất nói chung) trong khu vực sản xuất.

Câu hỏi có thể đặt ra : Khu vực sản xuất của bạn có những hố, dàn/bệ và tầng lửng hay tất cả công đoạn sản xuất đều ở cùng một mức độ sàn như nhau ?

8. Không có các quy trình sử dụng nhiều công nhân.

Câu hỏi có thể đặt ra : Một số quy trình của bạn có yêu cầu hai hoặc nhiều người làm việc song song để hoàn thành nó không ?

9. Tất cả các công cụ và chi tiết sản phẩm được lưu trữ ở chiều cao dưới 1,5 mét (5 feet) và mọi công việc đều được thực hiện trong phạm vi vận động phù hợp với cơ thể ( Khu vực chuyển động của cơ thể mà công nhân có thể hoàn thành một công việc hiệu quả với ít lực căng cơ nhất - qua đó giúp duy trì sức khỏe và cải thiện năng suất của công nhân ).

Câu hỏi có thể đặt ra : Tất cả các công cụ và vật liệu mà người vận hành của bạn sử dụng có được cất giữ ở độ cao dưới 1,5 mét không ? Bạn đã đảm bảo mọi công việc được thực hiện trong phạm vi vận động phù hợp với cơ thể chưa ?

10. Các dây chuyền lắp ráp phụ được sử dụng theo yêu cầu để giảm chiều dài của các dây chuyền chính.

Câu hỏi có thể đặt ra : Các bước chính trong quy trình lắp ráp sản phẩm của bạn là gì ? Bạn có các dây chuyền lắp ráp phụ, hay mọi thứ được lắp ráp dựa trên dây chuyền sản xuất chính ?

Nguồn :

Dịch bởi : Kim Đăng Consulting


Kim Đăng Consulting là đơn vị chuyên đào tạo Lean/Tư vấn Lean, đào tạo sản xuất và tối ưu hóa quy trình cho doanh nghiệp. Khách hàng & Đối tác của chúng tôi là những doanh nghiệp FDI toàn cầu như: Nike, Cocacola, Netsle, Walmart, Pouchen, Taekwang, Samho, Far Eastern Polytex, Jia Hsin … cùng với những tổ chức quốc tế như: IFC (Tập Đoàn Tài Chính Quốc Tế), ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế - Liên Hiệp Quốc), USAID (Mỹ), Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững IDH (Hà Lan), Tập đoàn Afnor Group (Pháp), …

Tham khảo chi tiết về các dịch vụ đào tạo của chúng tôi tại đây.


bottom of page