top of page
polytex-far-eastern-tu-van-lean-kim-dang-consulting.png
lean-six-sigma-apache-footwear-kim-dang-consulting-2.png
Far Eastern-Polytex-kim-dang-consulting-tu-va-lean-dao-tao-lean.png


Far Eastern Polytex

Dự án Lean Giai Đoạn 2
tại Far Eastern Polytex

Dự án Lean Giai Đoạn 2 tại Far Eastern Polytex: 
Với ngành kinh doanh chính là sản xuất xơ tổng hợp, dệt nhuộm vải, kéo sợi và sản phẩm tái chế RPET, … Far Eastern Polytex (100% vốn Đài Loan) là công ty có diện tích 220 ha toạ lạc tại KCN Bàu Bàng, và là một trong những nhà cung cấp cho các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Adidas, Decathlon, Puma, Columbia Sportswear, Lululemon, Coca Cola, ... Theo số liệu của chính quyền tỉnh Bình Dương, nhà máy Far Eastern Polytex có tổng mức đầu tư lên đến 1,37 tỷ đôla, trở thành một trong những dự án FDI lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh này.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng doanh thu của Far Eastern Polytex so với năm 2020 vẫn tăng trưởng lên 34,3% (đạt 630 triệu đô la Mỹ), doanh thu dự kiến năm 2022 ước đạt gần 755 triệu đô la Mỹ.

Nguồn

polytex-far-eastern-tu-van-lean-kim-dang-consulting-2.png

Kể từ đầu năm 2021, Kim Đăng Consulting là đơn vị tư vấn cung cấp chương trình Lean 2.0 (Nike) tại công ty Far Eastern Polytex (Xem chi tiết tại đây). Với hiệu quả thu được từ chương trình, công ty tiếp tục tin tưởng để chọn Kim Đăng Consulting triển khai chương trình Lean Giai Đoạn 2 - ước tính kéo dài đến Quý 3/2023.

Chương trình Lean Giai Đoạn 2 bao gồm 4 dự án trọng điểm: 

  • Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện TQM (Total Quality Management): hướng đến việc tạo ra một khuôn khổ quản lý toàn diện tập trung vào chất lượng, giảm lãng phí, nâng cao năng suất và vị thế cạnh tranh trên thị trường.

  • Tổ chức khu vực làm việc theo Phương pháp 6S: tạo ra một khuôn khổ tiêu chuẩn, một nền văn hoá hướng đến việc tổ chức môi trường làm việc hiệu quả, làm bộc lộ rõ rệt các khiếm khuyết, sai lệch so với tiêu chuẩn để có thể nhanh chóng nhận diện và khắc phục. Bên cạnh đó, 6S không chỉ thúc đẩy tinh thần tự giác của mọi cá nhân trong tổ chức, mà còn là nền tảng cho mọi hoạt động cải tiến, và là bước đi khởi đầu cho mọi doanh nghiệp mong muốn tiếp cận Phương thức Lean một cách bài bản.

  • Quản Lý Theo Lưu Trình Giá Trị VSM (Value Stream Management): Thay vì chỉ nhìn thấy các hoạt động rời rạc thông qua phương thức làm việc thông thường, VSM cho phép doanh nghiệp phác thảo được toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ, và cách họ mang giá trị đến tay khách hàng. Kết hợp với Tư duy Lean về định nghĩa của “Giá trị”, VSM xác định những giai đoạn nào tạo ra giá trị gia tăng (VA) và giai đoạn nào không tạo ra (NVA). Với VSM, các bên liên quan có thể nắm bắt được công việc của nhau, thúc đẩy tinh thần hợp tác và có được sự thống nhất chung trong quy trình, loại bỏ các silo và xung đột về lợi ích. Sau khi nắm bắt được những khiếm khuyết từ Sơ Đồ Hiện Trạng (Current State Map), xác định nơi có cơ hội tối ưu hoá nhiều nhất, doanh nghiệp có thể tận dụng tư duy, các công cụ và kỹ thuật trong Lean để hướng đến chinh phục Sơ Đồ Tương Lai (Future State Map). Đây chính là lợi ích lớn nhất của phương pháp VSM: giúp tối ưu hóa toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ. 

  • Bảo Trì Năng Suất Toàn Diện TPM (Total Productive Maintenance): được phát triển bởi Viện JIPM (Nhật Bản), TPM là một phương pháp để duy trì tình trạng và phát huy hiệu suất của máy móc một cách hiệu quả nhất, hướng đến 3 trạng thái lý tưởng “Zero Breakdowns, Zero Defects và Zero Accidents”, cũng như hỗ trợ cho Dòng Chảy Liên Tục trong Sản xuất Lean. Vì tính hiệu quả của mình, TPM được áp dụng rộng rãi trong các tập đoàn hàng đầu thế giới như: Unilever, P&G, Nestlé, Bosch, 3M, BASF, Boeing, …

bottom of page